BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG
Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ của năm học 2024 – 2025, bộ phận y tế thực hiện công tác tuyên truyền phòng bệnh học đường và phòng chống một số bệnh thường gặp trong mùa đông;
Các bệnh mùa đông thường gặp nguyên nhân là do thời tiết lạnh, nhiệt độ không khí thấp, tiết trời chuyển mùa khô hanh, nhất là ở miền Bắc nước ta mùa đông là điều kiện thuận lợi cho một số loại virut gây sốt phát ban, quai bị, ho gà, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy, hen suyễn, có nhiều loại virus như cúm A, cúm B, cúm C. Các bệnh trên đều có nguy cơ phát triển thành dịch nếu không có biện pháp phòng chống.
Cảm cúm thông thường là do một số siêu vi trùng ở mũi và họng gây ra, những triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc bệnh như sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Chúng thường làm nóng, sổ mũi, ho sơ sơ và có thể tự khỏi sau 5-7 ngày, nếu không được điều trị có thể có biến chứng thành virut cúm.
Bệnh này thường bùng phát bắt đầu từ tháng 12 và dễ lây lan ra môi trường tập trung đông người, đông trẻ em, hay lớp học, trường học, địa điểm công cộng, nhất là khi điều kiện xung quanh bất lợi, virut, vi khuẩn gây bệnh phát triển dễ lan truyền từ người sang người.
* Để phòng được dịch cúm A, cúm B… và các bệnh thường gặp trong mùa đông nói chung, ta cần thực hiện được các việc làm vệ sinh sau đây.
I. Vệ sinh cá nhân:
1. Thường xuyên chăm sóc cơ thể, mùa đông nên dùng nước ấm để tắm, gội và mặc quần áo ấm, giữ ấm vùng cổ ngực chân tay ấm sẽ tránh được cảm lạnh, cảm cúm. Thực hiện điều chỉnh lối sống lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Rửa tay thường xuyên với xà phòng rửa tay đúng quy trình. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn ở tay sau khi tiếp xúc cầm nắm với bề mặt của một số vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
3. Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng fluor, nhỏ thuốc mũi, thuốc mắt.
4. Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn khi còn nóng, cung cấp cho cơ thể đủ lượng calo cần thiết để tăng sức đề kháng, đảm bảo dinh dưỡng để phòng chống dịch bệnh giao mùa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lúc mọi nơi, chỉ được sử dụng các loại thực phẩm chín, ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu và hạt tốt cho sức khỏe, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, nên ăn thức ăn loãng, dễ tiêu.
5. Nếu trường hợp các em bị sốt virút, hoặc sốt chưa rõ nguyên nhân, các em không nên đến trường cần nghỉ học để tránh lây nhiễm cho các bạn khác, cần bảo bố mẹ đưa đến cơ sở y tế để các thầy thuốc chẩn đoán, tư vấn chăm sóc và điều trị kịp thời.
6. Khi đến chỗ đông người nên đeo khẩu trang, hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh cúm. Khi sốt cơ thể dễ mất nước, vậy nên uống đủ nước (nước đun sôi để ấm), rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.
7. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp hằng ngày, làm thông thoáng lớp học. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Tập thể dục 30 – 45 phút, ít nhất 3 buổi mỗi tuần. Không hút thuốc lá, rượu bia và chất kích thích. Khi ho, hắt hơi phải che kín miệng bằng khăn giấy và vứt ngay vào thùng rác rồi rửa tay. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tránh tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc động vật hoang dã.
8. Hàng ngày khi ở nhà tự theo dõi sức khỏe của bản thân, nếu có các hiện tượng sốt, ho, cảm cúm cần nhắc mẹ đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
II. Vệ sinh môi trường
Ngoài việc vệ sinh cá nhân các em cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường.
Thường xuyên giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở, học tập và môi trường xung quanh, như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh... nhất là khu vực nhà ở quét dọn nhà cửa và trường lớp học, thu gom và phân loại giác thải đúng nơi quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung phòng bệnh mùa đông nói chung và dịch cúm thường gặp trong mùa đông nói riêng, mà tôi vừa triển khai tới toàn trường. Chúng ta nhất là các em học sinh, cô mong rằng các em sẽ nắm được những kiến thức phòng bệnh tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Đồng thời là những tuyên truyền viên đến gia đình, bạn bè để mọi người cùng nắm được.